Vào mùa mưa nồm chắc hẳn chúng ta ai cũng khó vì khí hậu ảnh hưởng khá lớn đến điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình. Ngoài những yếu tố thẩm mỹ thì nhà bị nồm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như gây nấm mốc, ẩm ướt dễ trơn trượt…Vậy hôm nay chúng ta cùng tham khảo các cách chống nồm khi xây nhà nhé!
Việt Nam chúng ta có đặc trưng với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu nồm ẩm làm cho nền nhà bị ẩm ướt gây ra không ít những khó chịu cho con người. Điều này đã và đang là sự nhức nhối khó chịu cho các gia đình và nhất là những người làm trong nghề xây dựng.
Các công trình nhà ở thường bị nồm vào thời điểm có mưa phùn và lượng độ ẩm trong không khí cao dẫn đến việc nước thường ngưng tụ trên mặt sàn nhà gây ra nhiều bất lợi cho việc sinh hoạt của các gia đình.
Một số phương pháp chống nồm khi xây nhà hiệu quả:
1. Ứng dụng phương pháp chống nồm khi xây nhà của người Pháp
Người pháp sử dụng xỉ than dạng cục với kích thước 1-2cm để làm lớp lót dưới nền nhà. Với cách này nền nhà của người Pháp sẽ là cách làm nền nhà không bị nồm ẩm ướt.
Để sử dụng than xỉ bạn tiến hàng quy trình làm như sau:
– Mua xỉ than về và đào sâu nền 50 – 75cm
– San bằng nền đất và đổ cát vàng lên với độ dài 35 – 45cm
– Đổ bằng đều phần xỉ than dày từ 25 – 30cm rồi dùng dầm diện để dầm đều.
– Cuối cùng, bạn hãy đổ thêm một ít cát vàng lên lớp than và tưới nước đều vào nền thì sẽ tạo nên một lớp nền vô cùng chắc chắn.
2. Thiết kế cấu tạo nền nhà chống nồm chuẩn
Cấu tạo của nền nhà là bước quan trọng nhất trong việc chống nồm, ẩm vì vậy khi thiết kế, bạn nên dùng vật liệu có quán tính nhiệt lớn để ngăn ngừa việc đọng nước trên mặt sàn. Việc lựa chọn được cấu tạo nền chống nồm chuẩn chính là cách làm nền nhà không bị nồm bền nhất.
Cấu tạo chuẩn của các lớp nền nhà:
– Lớp 1: Lớp cơ học cao, vật liệu nên dùng loại có độ dày càng nhỏ càng tốt. Chẳng hạn: gạch gốm nung, gạch men, tấm nhựa, ván sàn…
– Lớp 2: Lớp vữa lót liên kết, càng mỏng càng tốt.
– Lớp 3: Lớp cách nhiệt cơ bản, vật liệu sử dụng phải có khả năng chịu lực nặng và có nhiệt trở lớn.
– Lớp 4: Lớp chống thấm, có thể dùng màng polietilen, giấy bitum, sơn bitum hoặc vải màn.
– Lớp 5: Lớp bê tông, đổ bê tông hoặc dùng gạch vỡ.
– Lớp 6: Lớp cát đen hoặc đất nền đầm chặt.
3. Phương pháp thiết kế nền nhà có lớp cách nhiệt hiệu quả
Việc xây dựng nền nhà có lớp cách nhiệt cũng là một cách làm nền nhà không bị nồm hiệu quả. Để thiết kế lớp cách nhiệt có 2 phương pháp đơn giản, phổ biến có thể áp dụng là:
- Phương pháp 1: Sử dụng xỉ than – cấu tạo lớp cách nhiệt sẽ có 5 lớp:
– Lớp gạch men: độ dày khoảng 15mm
– Lớp vữa lót nền: dày 25 – 30mm
– Lớp xỉ than dạng hạt dày 200mm
– Lớp chống thấm: sử dụng giấy dầu hoặc xi măng trộn cát vàng với độ dày 20mm
– Lớp bê tông gạch vỡ
- Phương pháp 2: Cách nhiệt bằng không khí. Cấu tạo của dạng lớp này chi tiết như sau:
– Lớp đệm không khí: chủ yếu sử dụng tấm lát bê tông lưới thép
– Lớp không khí: dày khoảng 20mm
– Lớp vữa xi măng trộn cát vàng: dày 20mm
– Lớp bê tông gạch vỡ: độ dày 100mm
4. Phương pháp thiết kế nền nhà bằng nguyên liệu truyền nhiệt tốt
Phương pháp thiết kế nền nhà bằng nguyên liệu truyền nhiệt tốt là cách chống nồm khi xây nhà sử dụng vật liệu xây nền có tính truyền nhiệt tốt. Đây là một phương pháp nhằm khắc phục tình trạng ngưng tụ hơi nước do chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mặt sàn.
Để thực hiện theo các này thì phần nền nhà sẽ đặt một tấm chắn kim loại cứng. Hoặc các kỹ sư xây dựng sẽ khoan lỗ dọc bề mặt tường và lấp bằng một dung dịch đặc biệt. Thông thường, quá trình này cần mất ít nhất 3 lần thực hiện để lấp đầy các lỗ. Theo đó, lớp chắn mao dẫn sẽ được hình thành và trở thành lớp chống thấm và ngăn cản khí ẩm thấm lên trên.
5. Phương pháp thiết kế nền nhà bằng gỗ chống nồm
Cách chống nồm khi xây nhà với phương pháp bằng sàn gỗ công nghiệp với cấu tạo khá đặc biệt, gồm 4 lớp:
– Lớp đế: có tính năng chống thấm nước tốt.
– Lớp lõi HDF: thành phần chủ yếu là bột gỗ kết hợp phụ gia và được ép dưới áp lực cao.
– Lớp vân gỗ: lớp trang trí, tạo đường vân.
– Lớp phủ bề mặt: được phủ lớp màng bảo vệ có khả năng chống nước, chống xước hiệu quả khi va chạm.
Với 2 lớp trên và dưới ngoài cùng đều có tính chống thấm nên lót nền nhà bằng sàn gỗ sẽ là cách làm nền nhà chống nồm rất hiệu quả.
Trên đây là các cách chống nồm khi xây nhà được các công trình thi công thường xuyên áp dụng bởi những tính hiệu quả cao trong việc chống nồm ẩm cho các gia đình. Chúc các bạn có những giải pháp hiệu quả phòng tránh được tình trạng ẩm ướt của nền nhà mỗi khi mùa mưa nồm đến.
CÔNG TY TNHH KINH DOANH THƯƠNG MẠI HẢI LINH
Hải Linh Đống Đa: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội =>Tư vấn: 093655.22.66
Hải Linh Hà Đông: Ô số 4&5 Shophouse Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội =>Tư vấn: 0916.55.44.88
Hải Linh Ngô Gia Tự - Long Biên: Số 699 Đường Ngô Gia Tự, Quận Long Biên, TP.Hà Nội =>Tư vấn: 0961.66.27.27
Hải Linh Cổ Linh - Long Biên: 196 Cổ Linh (phố Ngọc Trì cũ), phường Thạch Bàn, Long Biên, HN =>Tư vấn: 0971.957.099
Hải Linh Hoài Đức - Tổng Kho: Số 274 - 276 Đường 422, Lưu Xá, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Nội =>Tư vấn: 0971.562.966
VPGD: Tầng 3 tòa nhà CT2&3 Dream Town, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Email: info@hailinh.com.vn
Hotline: 1900.599.828